Rui mè là gì? Hướng dẫn cách tính rui mè chuẩn xác nhất

thi cong mai ngoi uy tin tai vietRoof

Rui mè hay còn gọi là xà gồ, đây là cấu kiện quan trọng nằm trong kết cấu nhà gỗ. Chúng góp phần tạo dựng nên kết cấu mái và tính thẩm mỹ cho tổng thể ngôi nhà. Vậy nên, bài viết dưới đây, Vietroof sẽ cùng với các bạn đi vào tìm hiểu rui mè là gì? Cách tính rui mè chuẩn xác nhất ngay dưới bài viết sau nhé!

Rui mè là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì rui mè chính là những thanh xà gỗ. Chúng có độ cứng tốt, độ bền cao và khả năng chịu lực lớn. Rui mè được ứng dụng vào công trình xây dựng nhằm liên kết các thanh xà gồ lại với nhau để tạo ra hệ thống vì kèo lợp mái.

Đại đa số kết cấu truyền thống rui mè sử dụng vật liệu gỗ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, gỗ không thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các công trình xây dựng. Vậy nên, hệ kết cấu vì kèo thép mạ hợp nhôm kẽm ra đời, đã và đang đáp ứng hiệu quả các loại mái lợp ngói.

rui-me-la-gi

Kích thước rui mè thép hiện nay như thế nào?

Rui mè là bộ phận quan trọng giúp tạo nên khung xương chịu lực của hệ thống mái ngói. Vậy nên, việc chủ đầu tư chọn và dùng rui mè thép sao cho phù hợp với công trình là điều cực kỳ quan trọng. Cụ thể:

  • Về rui: Có kích thước mỏng, độ dày dao động 10mm, chiều rộng dao động 100mm. Chiều dài rui được xác định theo mái sau và mái trước công trình.
  • Về mè: Chính là những thanh thép mạ hợp kim nhôm kẽm có cường độ cao. Độ dày của mè mỏng, dao động 10mm, bản rộng được đặt ở vị trí song song các thanh hoành. Thực tế, vị trí thanh mè thường được đặt giấy tại các thanh hoành. Khoảng cách thanh mè nằm thưa hơn so với các thanh hoành.
rui-co-kich-thuoc-mong-do-day-dao-dong-10mm
Rui có kích thước mỏng, độ dày dao động 10mm

Hướng dẫn chi tiết cách tính rui mè chuẩn xác nhất

Sau khi đã nắm rõ rui mè là gì? Dưới đây, Vietroof sẽ hướng dẫn cách tính khoảng cách rui mè chuẩn xác nhất cho các bạn tham khảo.

Đối với nguyên tắc chia khoảng cách rui mè

  • Hàng mè đầu tiên, tức hàng mè ở phía dưới cùng mái ngói: Bạn cần đảm bảo việc lắp đặt sao cho khoảng cách phủ bì giữa thanh mè và tấm diềm mái bên ngoài đạt 32.5cm.
  • Hàng mè trên nóc mái: Bạn cần phải xác định đều rồi gắn 2 hàng mè ở vị trí trên nóc mái sao cho khoảng cách giữa hai hàng mè đạt 8cm.
  • Các khoảng còn lại: Bạn hãy thực hiện đo chiều dài khoảng còn lại từ hàng mè thứ nhất cho đến hàng mè nóc mái. Sau đó, bạn hãy chia đều khoảng cách các hàng thành những khoảng bằng nhau. Các khoảng đó sẽ dao động từ 31-33cm. 

Lưu ý: Nếu khoảng cách rui mè nằm ở vị trí ngoài giới hạn cho phép, chúng sẽ gây khó khăn cho bạn trong quá trình thi công lợp mái ngói. Mặt khác, khi dùng ngói sẽ bị rò rỉ nước. Vậy nên, khi thực hiện chia mè, bạn phải tính toán kỹ và thực hiện cẩn thận.

khoang-cach-phu-bi-giua-thanh-me-va-tam-diem-mai-ben-ngoai-dat-32.5cm
Khoảng cách phủ bì giữa thanh mè và tấm diềm mái bên ngoài đạt 32.5cm

Bên cạnh đó, việc chia khoảng cách mè thực hiện trên mỗi mặt mái nhà sẽ có sự khác nhau. Không phải các thanh mè ở trên mặt mái đều có thể nối chạm nhau hoàn toàn. Chúng vẫn có độ chênh lệch khá lớn nhưng sau khi lợp ngói chính là ngói phụ kiện vào, bạn sẽ khó nhận ra được sự lệch lạc giữa các hàng ngói nếu có.

Đối với cách lắp đặt rui mè lợp ngói

Thực tế, thanh mè đỡ ngói trên thị trường hiện nay được thiết kế song song với nhau. Chúng thường được đặt vuông góc với phương gốc mái ngói. Nếu muốn rui mè đạt chất lượng tốt nhất, bạn nên dùng cỡ mè có kích thước tối thiểu là 50x25mm. Phần rui trung tâm có kích thước 600x600mm. Còn khoảng cách mè tiêu chuẩn sẽ dao động từ 310 đến 343mm. 

Trong quá trình thi công lợp mái ngói, bạn cần phải tính toán, đo đạc kỹ và sắp xếp vị trí rui mè thuộc hệ giàn mái cẩn thận. Bạn cần phải đảm bảo rui mè được đặt tại vị trí lẫn khoảng cách hợp lý. Hạn chế tình trạng rui mè bị nhô ra ở phần mái hiên. Chúng sẽ khiến cho chủ đầu tư mất thêm chi phí cho quá trình cắt nhiều ngói tại vị trí rìa mái hoặc tại vị trí tiếp giáp giữa tường và mái.

Mặt khác, bạn cần phải tính toán để trên cùng các thanh mè có độ cao bằng phẳng tương đối. Nhờ đó, quá trình thi công lợp ngói được diễn ra thuận lợi, dễ dàng và đẹp hơn. Tránh tình trạng mái hiên không nghiêng về phía sau dẫn tới bị ứ đọng nước.

Riêng 2 thành mè nằm nóc phải gần nhau sẽ có khoảng cách dao động từ 50-100mm. Cho tới khi bạn lợp ngói nóc và lót nóc sẽ có khả năng che phủ hàng ngói chính một cách đẹp nhất. Còn thanh mè cuối cùng sẽ phải cao gấp đôi so với mè kế bên. Lý do là bởi hàng ngói cuối không chồng lên hàng ngói nào nữa.

Vậy là chúng tôi đã giải đáp xong thắc mắc ngay từ đầu bài rằng rui mè là gì? Hướng dẫn cách tính rui mè chuẩn xác nhất cho các bạn tham khảo. Quý khác có nhu cầu thi công mái ngói liên hệ ngay cho Vietroof nếu bạn muốn được tư vấn kỹ hơn về chủ đề trên bạn nhé!

Đọc thêm: 7 tiêu chí so sánh mái ngói và mái tôn

Công Ty Cổ Phần Xây Dựng VietRoof





    Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn (miễn phí)

    Phương châm cũng như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của chúng tôi là: “VietRoof – Mái đẹp từ Tâm”. Chúng tôi với tâm niệm, mong muốn kiến tạo lên những mái nhà vững chắc và sang trọng nhất cho khách hàng, đem đến cảm giác an tâm cho khách hàng khi lựa chọn dịch vụ của chúng tôi.

    Gọi Ngay Zalo
    Click to rate this post!
    [Total: 0 Average: 0]
    Bài viết liên quan