Cách tính độ dốc mái Thái và cách lợp mái thái

Độ dốc mái Thái

Nhà mái thái là kiểu nhà đẹp, hợp thời đại mà ít khi bị lỗi mốt nên được rất nhiều gia đình yêu thích. Tuy nhiên để đảm bảo được độ an toàn cũng như giá trị thẩm mỹ của căn nhà thì mái thái phải được tính toán kỹ lưỡng về chiều cao cũng như độ độc của nó. Dưới đây là cách tính độ dốc mái Thái và cách thi công hiệu quả mọi người nên hiểu rõ.

Cách tính độ dốc mái Thái

Tính độ dốc mái Thái là một trong những bước cơ bản và rất quan trọng khi thi công. Bởi lẽ, điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn quyết định trực tiếp đến công năng cũng như tính an toàn của công trình khi đưa vào sử dụng.

Cách tính độ dốc mái Thái tiêu chuẩn như sau:

  • I% = H/L x 100% = arctan.

Trong đó i là đơn vị tính độ dốc của mái nhà, H là độ cao của mái và L là độ rộng của mái nhà thái. Đây là công thức cơ bản và được áp dụng rộng rãi nhất với độ chính xác cao.

 

Hình ảnh thi công nhà mái Thái đẹp
Hình ảnh thi công nhà mái Thái đẹp

 

Ngoài ra, trong xây dựng tùy đội thợ thi công ở các địa phương mà người ta còn áp dụng cách tính độ dốc mái Thái là m = H/2L. Còn trên thực tế, người ta sẽ căn cứ vào chiều rộng và chiều cao của nhà mái thái để ước tính độ dốc cho mái nhà. Thông thường, khoảng độ dốc lý tưởng nhất cho mái nhà là từ 30 – 35 độ. Tuy nhiên đây là con số mang tính ước lệ, còn mỗi căn nhà mái thái sẽ có độ cao và độ dốc khác nhau tùy theo ý chí của gia chủ.

Hướng dẫn cách lợp mái Thái

Mặc dù nhà mái Thái là kiểu nhà rất phổ thông, được ưa chuộng trong các công trình nhà cấp 4 và nhà 2 tầng ở Việt Nam. Thế nhưng cách thi công mái nhà thái lại không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người thợ và am hiểu kỹ thuật, kết cấu công trình để đưa ra phương án thi công hợp lý nhất. Trong đó điều quan trọng nhất là phải đảm bảo được độ dốc an toàn, thẩm mỹ cho mái nhà.

Sau khi đã biết được cách tính độ dốc mái Thái thì chúng ta sẽ bắt tay vào cách lợp mái Thái. Các bước thực hiện lần lượt như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị vật tư

Các nguyên vật liệu cần thiết để phục vụ thi công là: Tôn, bê tông, mái ngói đất nung, gỗ, thép, sắt,….Đảm bảo sao cho nguyên vật liệu vừa đủ với công trình cần thi công.

 

Lợp nhà mái Thái
Lợp nhà mái Thái

 

  • Xác định chính xác khoảng cách mè của mái nhà

Khoảng cách giữa các hàng mè của mái nhà được quy ước tiêu chuẩn như sau:

  • Hàng mè đầu tiên: 34,5cm.
  • 2 hàng mè ở phía đỉnh mái có khoảng cách từ 4 – 6cm.
  • Các thanh mè nằm ở giữa được chia đều trong khoảng từ 32 – 34cm. Không được đặt rộng quá 34cm.
  • Bước 3: Chuẩn bị mặt phẳng phụ hợp cho mái nhà

Khi bước vào thi công mái nhà Thái mọi người phải đảm bảo được mái nhà vuông góc với nhau. Độ chênh giữa các thanh mè cùng nằm trên một mặt phẳng có thể lớn hoặc nhỏ hơn 5mm.

  • Bước 4: Bắt đầu thi công và lợp mái ngói

Nếu các bước từ 1 đến 3 được thực hiện đúng kỹ thuật thì việc thi công lợp mái sẽ khá thuận lợi và đơn giản. Trình tự thực hiện như sau:

  • Lợp hệ thống ngói chính chữ công trước rồi mới lợp mái xen kẽ theo kiểu âm dương.
  • Đặt các viên ngói sát lại với nhau. Dùng dây căng dọc theo mái nhà khi thực hiện để đảm bảo các viên ngói được lợp đúng vị trí và thẳng hàng lối. Tránh để xảy ra tình trạng mái xô lệch, lồi lõm làm mất giá trị thẩm mỹ và không thực hiện được chức năng che mưa che nắng.
  • Dùng vít thép 6cm để cố định các viên ngói vào với thanh mè. Tối thiểu cách 1 hàng sẽ vít 1 lần. Điều này sẽ giúp mái ngói không bị lỏng lẻo và bung ra khi có sự tác động của ngoại lực.
  • Bước 5: Lợp các viên ngói rìa và ngói nóc

Đây là bước cuối cùng để hoàn thiện mái nhà Thái. Đầu tiên bạn hãy đặt 1 cạnh ngói rìa phải ốp sát vào tấm ván hông/ sắt hộp kích thước 3cm x 6cm. Cạnh còn lại của viên ngói sẽ đặt ốp sát vào sóng dương của ngói chính. Đầu trên của ngói rìa đặt sát vào đuôi các hàng ngói lợp ở phía trên.

 

Hoàn tất thi công nhà mái Thái
Hoàn tất thi công nhà mái Thái

Xem thêm: Chi phí thi công mái nhà Thái bao nhiêu tiền

Công đoạn tiếp theo là dùng sắt hộp kích thước 3cm x 6cm và 2 vít thép 6m để cố định hệ thống ngói rìa vào ván hông. Sau đó chúng ta sẽ dùng hệ thống tấm lợp thay vữa CPAC monier để lắp đặt phần ngói nóc. Nếu không thì bạn cũng có thể sử dụng vữa dẻo hoặc khô để liên kết các mảnh ngói đã được lắp ghép lại với nhau.

Khi thực hiện bạn phải đảm bảo được là mạch hồ có chiều cao đồng đều là 2,5cm tính từ khoảng cách sóng dương ngói chính. Như vậy là quá trình thi công lợp mái nhà Thái đã hoàn tất.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ về cách tính độ dốc mái Thái và cách thi công mái ngói công hiệu quả, nhanh chóng và an toàn. Hy vọng VietRoof đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích để áp dụng thành công cho công trình của gia đình mình.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bài viết liên quan